Tin tức - Sự thật việc FPT đang hoàn tất bán FPT Trading cho tập đoàn synnex

FPT được biết là một trong những doanh nghiệp công nghệ thông tin - viễn thông lớn nhất Việt Nam với doanh thu hàng năm hiện đạt khoảng 2 tỷ USD - một con số rất lớn đối với một doanh nghiệp Việt. Tuy nhiên rất nhiều cổ đông của FPT, đặc biệt là các cổ đông tổ chức nước ngoài lại "kém vui" khi mà 60-70% doanh thu hàng năm của FPT lại đến từ hoạt động phân phối và bán lẻ các sản phẩm điện thoại, công nghệ thông tin của 2 công ty FPT Trading và FPT Retail

Trung tâm bảo hành của hệ thống FPT Trading

Vì vậy, theo nhiều nguồn tin cho thấy FPT được cho là đang hoàn tất bán FPT Trading cho tập đoàn Synnex, một tập đoàn phân phối của Mỹ.

Trước vấn đề này, Ban truyền thông tập đoàn FPT không xác nhận việc này khi trả lời ICTnews và cho biết sẽ thông báo cụ thể khi có thông tin chính thức.

Tập đoàn FPT có ý định thoái vốn khỏi mảng bán lẻ (FPT Retail) và phân phối (FPT Trading) từ cuối năm 2015. Tập đoàn này cho biết sẽ hoàn tất thương vụ vào năm 2016, nhưng cho đến nay vẫn chưa có thông tin chính thức về việc đối tác nào sẽ mua lại phần vốn của FPT tại hai công ty này.

Như vậy, trong khi mảng bán lẻ của FPT là FPT Shop và F. Studio vẫn chưa có thông tin về việc đối tác nào sẽ mua lại thì có thể FPT Trading là công ty tìm được đối tác phù hợp trước.

Thị trường phân phối hàng công nghệ tại Việt Nam đang gặp khó trong bối cảnh các hãng điện thoại đều tự bán hàng đến các nhà bán lẻ lớn mà không thông qua nhà phân phối. Các hãng lớn như Apple, Samsung, Oppo hầu hết đều tự làm việc với nhà bán lẻ như Thế Giới Di Động, FPT Shop, Viễn Thông A, Viettel Store,… khiến các nhà phân phối bị lấy mất thị phần.

3 nhà phân phối lớn và lâu đời tại Việt Nam như Digiworld, FPT Trading, Petrosetco đều chỉ đang nắm những hãng có thị phần nhỏ tại Việt Nam. FPT Trading báo cáo giảm doanh thu liên tục, trong khi đó Digiworld cũng giảm doanh thu và lợi nhuận theo từng năm.

Theo: ICTnews.vn

Tin liên quan: