Tin tức - Những điều bạn cần khi là “ông chủ” doanh nghiệp

 

 

Nếu bạn đang có ý định làm ông chủ doanh nghiệp thì có vài điều bạn nên cân nhắc trước khi ra quyết định:

 

Bạn có phù hợp để điều hành một doanh nghiệp?

 

Đầu tiên, bạn phải xem xét các ưu điểm và nhược điểm khi trở thành chủ doanh nghiệp và quyết định điều gì phù hợp với mục tiêu sống, tính cách và năng lực của mình.

Bạn có phải là một lãnh đạo giỏi? Bạn thuộc tuýp người có thể tạo động lực không chỉ cho bản thân mà còn cho nhân viên? Bạn có cảm thấy thoải mái, hay bạn thích ép buộc nhân viên, khiến họ làm việc như một cái máy? Bạn có sẵn lòng chịu gánh nặng khi ra quyết định có thể mang lại thất bại hay thành công? Những câu hỏi như thế này có lẽ đủ để làm nhiều người muốn nản rồi. Rất nhiều doanh nhân thích thú việc bị đặt trong tầm kiểm soát và dám thách thức mọi thứ trong quá trình họ kinh doanh. Tuy nhiên, bạn có lẽ sẽ thích chơi an toàn, thích ngày nghỉ được trả lương và chỉ chi tiêu tương ứng với mức mình kiếm được. Vậy bạn đã trả lời cho mình là bạn thuộc tuýp người nào chưa ?

 

Điểm mạnh và điểm yếu của bạn là gì?

 

Hãy xem xét điểm mạnh và điểm yếu của mình. Liệu bạn có thực sự hiểu?

 

Thử lấy một lĩnh vực kinh doanh mà chỉ thể hiện duy nhất điểm mạnh của bạn, vậy bạn muốn hoạt động trong lĩnh vực nào? Nếu bạn có kinh nghiệm trong một ngành cụ thể thì đó chính là điểm mạnh chủ lực của bạn.

 

Tiếp đó, hãy nói chuyện với bất kỳ chủ doanh nghiệp nào bạn biết và sử dụng các nguồn lực như FSB (Federation of Small Businesses – Hiệp hội các doanh nghiệp nhỏ), ưu đãi, hỗ trợ từ phía Chính phủ trong việc thành lập và kinh doanh, các tổ chức liên quan tới lĩnh vực mà bạn lựa chọn để chuẩn bị cho tương lai mà bạn đã hoạch định sau này.

 

Bạn đã sẵn sàng mạo hiểm chưa?

 

 

Hơn tất cả, điều hành một doanh nghiệp chắc chắn không giành cho những kẻ sợ mạo hiểm. Thậm chí ngay trong những hoàn cảnh thuận lợi nhất, kinh doanh luôn yêu cầu sự kiên chì và quan trọng nhất là sự can đảm. Bạn phải có tư duy ứng phó nhanh, kịp thời để xử lý khi gặp sự cố để không phải bán doanh nghiệp, phát triển doanh nghiệp

 

Với tư cách là chủ doanh nghiệp, mọi quyết định quan trọng đều cần sự tham gia của bạn và câu trả lời cuối cùng là do bạn. Vì vậy, bạn cần để đầu óc được thoải mái và tỉnh táo khi ra quyết định .Nếu bạn thuộc loại người dễ dàng gặp rắc rối khi yếu tố môi trường thay đổi, tài chính không ổn định thì việc cân nhắc lại sự lựa chọn nghề nghiệp sẽ là điều khôn ngoan trong hoàn cảnh này. Và nếu như bạn có gia đình, thì không còn nghi ngờ gì nữa, bạn nên tham khảo ý kiến từ họ về những quyết định quan trọng nhất trong cuộc đời bạn.

 

Bạn có thể làm tăng nguồn tài chính?

 

Bạn nên hiểu về nguồn tài chính của mình và có khả năng thúc đẩy việc kinh doanh.

 

Hãy đánh giá điều kiện tài chính của bạn. Liệu rằng bạn đang mua một doanh nghiệp mà không hề mạo hiểm cuộc sống gia đình bạn? Bạn sẵn lòng chịu đựng mức lương ít ỏi, trong điều kiện làm việc tồi tệ, và có khi là chả có khoản thu nhập nào hết? Không có mức lương đảm bảo với những người có “máu kinh doanh”, nhưng ít nhất với liệc mua một doanh nghiệp (không giống như tự tay tạo dựng nên), bạn có thể thừa hưởng những gì sẵn có trong doanh nghiệp đó. Hãy cân nhắc tới tình hình kinh tế, vay vốn sẽ khó khăn hơn khi kinh tế đang suy thoái và bạn sẽ cần khoản tiền gửi lớn hơn.

 

Bạn có đủ đam mê hay không?

 

Có lẽ bạn có ý tưởng kinh doanh nào đó trong đầu hay đơn giản là muốn làm chủ chính công việc kinh doanh của mình. Bất kể động lực thúc đẩy là gì, đa số chủ doanh nghiệp sống và thở trong kính hoạt động kinh doanh của mình. Vậy nên, niềm đam mê về công việc kinh doanh đóng vai trò vô cùng quan trọng. Việc kinh doanh không chỉ xoay quanh lợi nhuận biên và dòng tiền chảy sẽ đi đâu về đâu mà nó còn là sự đam mê của bạn.

 

Bạn có đủ kiên nhẫn không?

 

Bạn không nên vội vàng khi ra quyết định. Quá trình mua bán doanh nghiệp thông thường mất từ 6 cho tới 18 tháng hay thậm chí là lâu hơn. Nếu bạn không cảm thấy thích thú đối với một doanh nghiệp hay lĩnh vực mà nó đang hoạt động, thì đừng mua. Chỉ có những người cực kỳ may mắn mới tìm ra lý tưởng kinh doanh ngay tập tức, vì thế đừng để quá trình mua bán dài đằng đẵng này làm bạn nản lòng.

 

Không chỉ có thế, một khi bạn tìm thấy doanh nghiệp mình muốn, bạn sẽ cần tiến hành việc thẩm định và qua đó là nghiên cứu sâu hơn về lĩnh vực mình tham gia, tìm hiểu đối thủ, các nhà cung ứng, các yêu cầu pháp lý và nhiều thứ khác. Những thứ này sẽ tốn rất nhiều thời gian, năng lượng và cả sự kiên trì; nhưng việc mua doanh nghiệp là một cơ hội cho bạn làm gì đó mà mình thích và những cơ hội như thế không phải lúc nào cũng có.

 

Tin liên quan: