Tin tức - Nỗi sợ hãi sẽ khiến bạn trở thành doanh nhân giỏi hơn

 

Chấp nhận thất bại không dễ dàng, và thật ra nó có thể là một rào cản đối với nhiều người khi cân nhắc theo đuổi các cơ hội mới và lạ. Tuy nhiên, với những kỳ vọng đúng đắn và sự hiểu biết một vài sự thật, thì nỗi sợ thất bại có thể là một thứ vũ khí đầy sức mạnh trong kho vũ khí kinh doanh của bạn.

nỗi sợ hãi

 

Ấn tượng của chúng ta về các doanh nhân thành công là họ tiếp cận việc kinh doanh với sự nhiệt tình không sợ hãi của một vận động viên thể thao tích cực.

Tuy nhiên gần đây tôi đã có cơ hội gặp một nhà sáng lập kiêm CEO của một quỹ đầu cơ tỷ đô, và khi được hỏi về nỗi sợ hãi lớn nhất của mình, ông đã nói rằng ông sợ nhất thất bại.

Giờ đây có lẽ thất bại là nỗi sợ lớn nhất đối với nhà quản lý quỹ đầu cơ, người chịu trách nhiệm với khối tài sản trị giá hàng tỷ đô la, nhưng tôi đã nhận ra rằng câu trả lời của ông hoàn toàn chân thật, nhất là với một doanh nhân đã từng phải tự mình chiến đấu với nỗi sợ hãi như tôi.

Những lời bình luận của ông cũng kiểm chứng cho điều mà từ lâu tôi đã tin tưởng, đó là nỗi sợ thất bại không phải là điều xấu hổ mà nên được chấp nhận và được dùng như một công cụ tạo động lực thành công.

Chấp nhận thất bại không dễ dàng, và thật ra nó có thể là một rào cản đối với nhiều người khi cân nhắc theo đuổi các cơ hội mới và lạ. Tuy nhiên, với những kỳ vọng đúng đắn và sự hiểu biết một vài sự thật, thì nỗi sợ thất bại có thể là một thứ vũ khí đầy sức mạnh trong kho vũ khí kinh doanh của bạn.

 

1. Thành công chỉ có thể tới từ thất bại

 

Giống như thất tình dạy chúng ta phải trân trọng tình yêu hơn, thất bại giúp đặt ra các kỳ vọng thành công. Chính qua các thất bại mà chúng ta hiểu rõ hơn rằng định nghĩa thành công của mọi người đều khác nhau, và sẽ lớn dần lên trong suốt sự nghiệp của chúng ta.

 

2. Sự tò mò thường dẫn tới những thất bại

 

Về bản chất, các doanh nhân là những người tò mò. Chúng ta theo đuổi các sở thích và niềm đam mê thông qua việc kinh doanh vì chúng ta không thể tìm thấy các câu trả lời mình cần thông qua các công việc hoặc sự đào tạo bình thường. Sự tò mò không biết chán thường dẫn chúng ta tới việc theo đuổi một số cơ hội, nhiều trong số đó sẽ là những sai lầm hoặc chống lại lời khuyên của những người khác.

Chính bản tính tò mò đã tạo động lực cho các doanh nhân chạm vào quai cầm của chiếc chảo rán để tự biết rằng nó nóng thế nào, bất chấp lời cảnh báo không ngừng của những người khác. Điều đó có nghĩa là tất cả các doanh nhân đều có lúc bị bỏng.

 

3. Thất bại là một tài sản

 

Do bản tính tò mò, nên một trong những điều gây hối tiếc nhất đối với các doanh nhân là không thử để rồi phân vân “giá như”. Mong muốn có được kiến thức và các câu trả lời cung cấp cho chúng ta những công cụ để không chỉ hiểu cách điều hành doanh nghiệp tốt hơn mà còn biết phải tránh những việc gì. Chừng nào vẫn còn học hỏi được từ các thất bại, các doanh nhân sẽ trở nên quý giá hơn với mỗi thất bại.

 

4. Không ai muốn thất bại

 

Mặc dù các doanh nhân có thể sợ thất bại, nhưng các cổ đông của bạn còn sợ thất bại của bạn hơn. Những người cho vay, các nhà cung cấp và các khách hàng đều có lợi ích trong thành công của bạn, và làm việc với bạn cả trong những lúc khó khăn và thuận lợi. Đó là thành công chung cho tất cả mọi người.

Mặc dù vậy, mối quan hệ này đòi hỏi sự tôn trọng lẫn nhau, sự cởi mở và minh bạch đối với các mục tiêu và và thách thức sẽ đảm bảo bạn không chặn mọi đường thoát với các thất bại có thể quay trở lại làm hại bạn trong tương lai.

 

5. Không nên nhầm lẫn thất bại với sự hèn nhát

 

Đối với nhiều doanh nhân, nỗi sợ thất bại bắt nguồn từ nỗi sợ bị coi là một kẻ hèn nhát. Sự thật là nếu bạn dành năng lượng một cách không tính toán cho một nỗ lực để rồi phải bỏ cuộc sau khi đã dùng hết mọi khả năng sẵn có đối với mình, bạn sẽ được tôn trọng hơn những người chưa từng thử.

 

6. Mỗi thất bại đều dần trở nên dễ dàng hơn

 

Không có gì phải nghi ngờ rằng thất bại trong kinh doanh sẽ luôn là thất bại đau đớn và gây hối tiếc nhiều nhất. Tuy nhiên, cũng giống như việc thất tình, quá trình hồi phục từ thất bại sẽ trở nên dễ dàng hơn với mỗi thất bại tiếp sau và mỗi thất bại đều dạy bạn một điều gì đó mới mẻ khi bạn trở thành doanh nhân. Mặc dù không ai mong thất bại liên tục, nhưng việc hiểu rằng bạn có thể và sẽ sống sót có thể khiến bạn trở thành một doanh nhân hiệu quả và tự tin hơn.

Nếu nỗi sợ thất bại là một mối bận tâm của bạn, và khiến bạn không thể theo đuổi các giấc mơ kinh doanh, hãy tin rằng đây là một nỗi sợ có lý mà hầu hết doanh nhân gặp phải.  Nếu bạn chấp nhận nó, hiểu nó và cho phép nó tạo động lực cho mình, bạn sẽ thấy rằng nỗi sợ thất bại là điều sẽ khiến bạn trở thành một doanh nhân giỏi hơn.

Nguồn : Phạm Lê Phương (Dịch từ Entrepreneur)
Theo : http://www.hoclamgiau.vn/
  

Tin liên quan: