Tin tức - Vai trò của Luật sư trong các thương vụ M& A

Mặc dù đã có những bước tiến khá dài, nhưng hoạt động M&A ở Việt Nam hiện nay còn gặp nhiều thách thức. Những thách thức này đã và đang trở thành những trở ngại cho việc phát triển hoạt động M&A ở Việt Nam. Các nhà tư vấn pháp luật và các luật sư sẽ đóng góp một vai trò không nhỏ trong các thương vụ thành công của M&A. Với những luật sư có trình độ, kinh nghiệm, có uy tín có thể đưa lại các dịch vụ chất lượng cao cho khách hàng trong các thương vụ M&A. Nếu tính toán kỹ càng, nắm bắt cơ hội kịp thời để đưa ra quyết định đúng, M&A sẽ là cơ hội đưa các doanh nghiệp Việt Nam lên tầm cao mới.

 

 

Các thương vụ M& A phải đối mặt với những thách thức sau:

 

Thứ nhất, thách thức đến từ hệ thống luật pháp.

 

Hiện nay, các quy định về hoạt động M&A nằm rải rác ở nhiều văn bản pháp luật: tại Luật Doanh nghiệp, có các quy định về hợp nhất, sáp nhập, mua cổ phần; trong hệ thống pháp luật đầu tư có một số quy định liên quan đến mua bán, chuyển nhượng… thừa nhận hoạt động M&A như một hình thức đầu tư trực tiếp; Luật Cạnh tranh cũng đã đưa ra những quy định quan trọng liên quan tới hoạt đông M&A, như hành vi hạn chế cạnh tranh, vị thế độc quyền…. Nhiều văn bản nhưng lại thiếu vắng một văn bản luật hay một hướng dẫn thống nhất. Điều này vừa làm cho các chủ thể tham gia hoạt động M&A gặp khó khăn trong việc thực hiện, vừa làm cho các cơ quan quản lý Nhà nước khó kiểm soát các hoạt động M&A.Khung khổ pháp lý cho hoạt động M&A tồn tại rải rác trong Luật Cạnh tranh 2004, Luật Doanh nghiệp 2005, Luật Đầu tư 2005, Luật Chứng khoán 2006 và một số văn bản pháp luật chuyên ngành về tài chính ngân hàng.

 

Thứ hai, thách thức đến từ bên mua – bán.

 

Thực tế có nhiều công ty muốn mua và cũng có không ít công ty muốn bán nhưng phần nhiều trong số họ không có những hiểu biết cơ bản về nghiệp vụ M&A, cũng như không biết được “hậu” của thương vụ M&A sẽ như thế nào? Cũng như họ không thể tự mình tìm kiếm một đối tác phù hợp. Điều này cũng một phần do thách thức thứ ba mang lại.

 

Thứ ba, thách thức đến từ bên trung gian.

 

Hiện nay cũng có khá nhiều các công ty chứng khoán, tư vấn tài chính, kiểm toán tham gia vào làm trung gian, môi giới cho các bên trong hoạt động M&A. Tuy nhiên do có những hạn chế về hệ thống luật, nhân sự, tính chuyên nghiệp, cơ sở dữ liệu,…nên các đơn vị này chưa thể trở thành trung gian thiết lập một “thị trường” để các bên mua – bán gặp nhau. Việc tư vấn chủ yếu mang tính chất xây dựng hồ sơ và thực hiện các thủ tục với các cơ quan chức năng. Chức năng tư vấn thực sự liên quan đến chiến lược phát triển, tổ chức và sắp xếp DN sau khi sáp nhập hầu như chưa được đề cập.

 

Từ những thách thức trên , có thể thấy vai trò của Luật sư trong các thương vụ M&A rất quan trọng. Để thực hiện một thương vụ M&A thành công, doanh nghiệp mua cần chú ý đến sự chính xác của thông tin, phân tích các tiềm năng cũng như dự báo các rủi ro tiềm ẩn từ doanh nghiệp bán. Bên cạnh đó, nên chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ từ các bên môi giới, sự tư vấn từ các hãng luật chuyên nghiệp. Các nhà tư vấn pháp luật và các luật sư sẽ giúp doanh nghiệp giải quyết những thắc mắc, vượt qua những thách thức ,cụ thể là:

 

- Tư vấn và hỗ trợ doanh nghiệp về lĩnh vực pháp lý: Để khắc phục tình trạng thiếu hiểu biết về pháp luật, về kiến thức trong các khâu định giá, tái cấu trúc… ở các doanh nghiệp, Các nhà tư vấn pháp luật và các luật sư không chỉ cung cấp thông tin, giải thích pháp luật về M&A mà còn đưa ra những lời khuyên để phòng ngừa tranh chấp và rủi ro pháp lý trong quá trình thực hiện hoạt động M&A cho doanh nghiệp. Ngoài ra, Các nhà tư vấn pháp luật và các luật sư còn các tổ chức tư vấn sẽ hỗ trợ Doanh nghiệp trong việc tái cấu trúc hiệu quả, thu hút thêm đầu tư, lành mạnh hóa tài chính doanh nghiệp, xác định hướng đi của mình sau khi sáp nhập…

 

- Tư vấn và hỗ trợ doanh nghiệp kiểm tra độ chính xác của thông tin: Trên thực tế, các thông tin, số liệu báo cáo thường bị che giấu bởi sự mâu thuẫn về lợi ích giữa bên mua và bên bán. Do đó, kiểm tra về độ chính xác của thông tin là nguyên tắc đầu tiên các doanh nghiệp phải tuân thủ khi tiến hành một thương vụ M&A.

 

- Tư vấn và phân tích các tiềm năng của doanh nghiệp: Giá trị của doanh nghiệp không chỉ nằm ở các tài sản hữu hình như máy móc, nhà xưởng, vốn… mà còn ở các tài sản vô hình khác. “Giá trị một vụ M&A tăng hay giảm phụ thuộc rất nhiều vào các tài sản vô hình như chiến lược, tầm nhìn, đội ngũ nhân sự, thương hiệu, sản phẩm độc quyền, tình trạng niêm yết…”.

 

Luật sư Nguyễn Văn Tuấn - Giám đốc hãng Luật Newvision

Luật sư Nguyễn Văn Tuấn - Giám đốc hãng Luật Newvision, đồng thời là người sáng lập sanmuabandoanhnghiep.vn

 

- Hỗ trợ, phân tích và dự báo các rủi ro: Mức độ thành công hậu M&A phụ thuộc rất nhiều vào một kế hoạch, chiến lược rõ ràng với dự báo rủi ro được lường trước của các ông chủ. Với sự hỗ trợ của luật sư, doanh nghiệp mua có thể lường trước được các khoản nợ khó đòi không được ghi trên số sách, những tài sản không được khấu hao trong khi thực tế bị hỏng gần hết hay những luồng tiền do bán tài sản cố định chứ không phải bán hàng hóa…Bên cạnh đó, rủi ro về nguồn nhân lực cũng là điều mà doanh nghiệp cần được cảnh báo sớm vì có không ít thương vụ, những cán bộ chủ chốt ra đi sau khi sáp nhập. Theo ước tính, tỷ lệ rủi ro cho các thương vụ M&A có thể lên tới trên 50%. Doanh nghiệp mới có một bộ máy hoạt động tốt thời hậu M&A là điều không đơn giản.

 

NewVision Law là công ty uy tín, với đội ngũ Luật sư, chuyên viên chuyên nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực mua bán công ty, mua bán dự án với thâm niên hoạt động gần 05 năm .Với phương châm “Gia tăng thành công – Nâng cao giá trị doanh nghiệp”, xác định đối tượng khách hàng chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, sanmuabandoanhnghiep.vn đã lấy được lòng tin của khách hàng bằng  uy tín và phong cách làm việc chuyên nghiệp.

 

Tin liên quan: